Trang bị kĩ năng đọc sách cho con

Đọc sách – một kỹ năng rất quan trọng cho sự thành công của mỗi con người. Nếu kỹ năng đọc tốt, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức, rất thuận lợi trong học tập, công tác, và cả cuộc sống xã hội nữa.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách thường xuyên cho con nghe sẽ giúp con lĩnh hội được một số kiến thức trong khi đọc, nâng cao vốn từ vựng, và hiểu được các từ. Cho dù con bạn ở lứa tuổi mẫu giáo hay tiểu học, đọc sách cho con nghe sẽ giúp con có mong muốn đọc sách một cách độc lập.

Kỹ năng đọc rất quan trọng cho việc học tập của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc bằng những cách sau.

Mục lục

Đọc sách cho trẻ nghe và dạy trẻ cùng đọc mỗi ngày

Các nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách thường xuyên cho con nghe sẽ giúp con lĩnh hội được một số kiến thức trong khi đọc, nâng cao vốn từ vựng, và hiểu được các từ. Cho dù con bạn ở lứa tuổi mẫu giáo hay tiểu học, đọc sách cho con nghe sẽ giúp con có mong muốn đọc sách một cách độc lập.

Trang bị kĩ năng đọc sách cho con

Khi trẻ bước vào độ tuổi đến trường, trẻ bắt đầu biết tự đọc. Lúc này, cha mẹ hãy cùng con đọc sách bằng các cách sau.

–    Bạn có thể cùng con đọc một câu chuyện, hai mẹ con thay vai nhau đọc lời thoại nhân vật và biểu lộ cảm xúc của lời thoại một cách sinh động.

–    Khi con ngồi đọc sách, học bài, bạn cũng đọc báo hoặc đọc sách để con thấy rằng bố mẹ mình quả là những người ham đọc. Trẻ con rất thích bắt chước những hành vi của người lớn, hãy hướng trẻ đến những hành vi tốt bằng cách lấy chính mình làm gương.

–    Bạn cũng có thể lên lịch đọc sách cho bé vào một thời gian nhất định, đặc biệt là không bật ti vi hoặc nói chuyện ồn ào khi bé đọc sách kẻo bé mất tập trung.

Cung cấp tài liệu cho trẻ tập đọc

Việc cung cấp tài liệu cho trẻ tập đọc là rất quan trọng, tài liệu bạn cung cấp cho trẻ cần phải chuẩn, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ và quan trọng là phải kích thích được hứng thú đọc của trẻ.

Không phải đứa trẻ nào cũng có sở thích đọc sách giống nhau. Sự khác biệt này tùy vào cách nhìn nhận của các bé và giới tính của bé. Thông thường,  trẻ thích đọc những cuốn sách có tranh ảnh sặc sỡ, bé gái thích những con vật sinh động dễ thương trong khi bé trai tỏ ra thích thú hơn với những người máy, rô bốt…

Cha mẹ cần  biết những cuốn sách nào tốt cho con mình. Sở thích về loại sách thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ. Cha mẹ cần nắm được điều này để chọn lựa sách phù hợp với trẻ. Hãy lựa sách thật kỹ trước khi mua cho con để cân bằng giữa sở thích đọc của con và những điều con cần phải đọc. Bạn hãy thử cho con bạn đọc các cuốn sách hướng dẫn và tạp chí phù hợp với trình độ đọc và nhận thức của trẻ. Cha mẹ có thể đăng kí đặt cho trẻ đọc các số báo, tạp chí theo định kì như “ Báo nhi đồng”…

Điều chỉnh các sai sót khi trẻ đọc

Đối với trẻ đầu tiểu học bạn cần hướng dẫn trẻ đọc thành tiếng để biết cách điều chỉnh những sai sót của trẻ khi đọc. Bạn hãy tìm xem liệu con bạn có thể phát âm được các từ, biết nhận dạng và có hiểu rõ ràng những gì mà con bạn đọc không. Bạn cần để ý đến giọng đọc của trẻ có đúng không, có diễn tả được cảm xúc không? Khi trẻ lớn hơn, bạn thấy việc phát âm của trẻ tốt hơn thì có thể hướng dẫn trẻ đọc với âm lượng nhỏ dần sau đó thì đọc thầm.

Trẻ càng sớm nhận được sự giúp đỡ thì càng trở thành người đọc tốt hơn. Ngay sau khi bạn phát hiện ra một vấn đề sai sót của trẻ khi đọc thì cần hướng dẫn trẻ điều chỉnh ngay.

Dạy con luyện đọc thông qua những trò chơi đơn giản

Học đọc qua trò chơi rất tốt bởi vì trò chơi giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi trẻ luyện các kỹ năng của chúng. Cha mẹ có thể tham khảo những cách sau để luyện thói quen đọc cho trẻ.

Thói quen nhắn tin: Thường xuyên ghi ra giấy hay ghi lên bảng những thông điệp dành cho trẻ như: những ghi chú nhỏ, tin nhắn hoặc lời nhắc nhở, bảo trẻ đọc và nếu cần thiết hãy bảo trẻ trả lời, điều này không chỉ rèn luyện kỹ năng đọc mà còn cả kỹ năng diễn đạt suy nghĩ ở trẻ nữa.

Trò chơi ô chữ: Những trò chơi đố chữ, xếp chữ cũng sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng đọc của mình đồng thời biết cách vận dụng câu chữ vào đời sống. Nếu bạn không có thời gian sáng tạo ra những ô chữ thì hãy tham khảo ở những cuốn sách hướng dẫn. Có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn. Những ô chữ cần phải chứa đựng những thông tin ngắn gọn và súc tích.

Ghép câu vui nhộn: Lấy 20 mảnh giấy nhỏ, viết lên đó 5 cái tên nhân vật mà trẻ có thể nhận biết được, 5 từ chỉ hành động, 5 địa danh, và 5 từ chỉ thời gian. Sau đó, bảo trẻ rút 4 mảnh giấy từ 4 nhóm trên để ghép lại thành câu rồi đọc to câu vừa ghép được. Hãy chờ xem, đây là một trò chơi cực kỳ bất ngờ và vui nhộn.

Khuyến khích nhiều hoạt động liên quan đến đọc: Bạn hãy làm cho việc đọc chữ trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của con bạn. Bạn hãy cho con đọc thực đơn nhà hàng, các hướng dẫn trò chơi, các bản tin thời tiết, giờ chiếu phim, các biển hiệu và tất cả các thông tin hàng ngày khác. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng trẻ luôn luôn có một thứ gì đó để đọc trong thời gian nhàn rỗi như khi bé đợi bạn hoặc trong khi đang ngồi trên xe hơi.

Khuyến khích khi trẻ đọc

Phản ứng của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới việc con cố gắng trở thành một người đọc tốt. Cha mẹ hãy tỏ ra thông cảm và khen ngợi các cố gắng của con thật nhiều. Tuyệt đối không mắng trẻ khi trẻ đọc sai mà cần hướng dẫn trẻ đọc lại cho đúng.

Đánh giá