Làm thế nào để giúp các bậc cha mẹ thành công trong việc giúp trẻ sống kỷ luật, thành đứa trẻ gọn gàng và ngăn nắp? Hãy tham khảo và áp dụng 7 nguyên tắc cực đơn giản sau đây nhé!
Mục lục
7 nguyên tắc giúp trẻ sống kỷ luật:
Giúp trẻ sống kỷ luật, tích cực không có nghĩa là thiết lập “kỷ luật sắt” với vô vàn điều cầm kỵ và hình phạt xung quanh cuộc sống của trẻ mà sẽ là cách cha mẹ hướng trẻ vào những điều tích cực bằng các biện pháp kỷ luật không roi vọt.
1. Ghi nhận những tình huống ứng xử ngoan ngoãn của trẻ
Thay vì lúc nào cũng la mắng, khiển trách vì con nghịch ngợm, bừa bộn thì cha mẹ nên chú ý thật nhiều đến những tình huống ứng xử ngoan ngoãn của trẻ và tất nhiên phải ngay lập tức khen ngợi con.
Chẳng hạn, bạn thấy con chia sẻ đồ chơi với em thì hãy khen con ngoan, biết nhường nhịn và chơi với em nữa hoặc bạn cũng có thể dành tặng cho trẻ những lời khen khi bé tự sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong…
Tất cả những ghi nhận ấy từ phía cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có ích và người lớn hơn.
2. Luôn tìm ra những điều tích cực của trẻ mỗi ngày
Dù bạn rất đau đầu với những trò nghịch ngợm của trẻ nhưng cũng hãy luôn có gắng tìm ra những điểm tích cực để khen ngợi trẻ.
Bạn có thể sử dụng trò chơi nhỏ này với trẻ, ví dụ như hãy chuẩn bị những phiếu khen ngợi cho con. Nếu hôm nay con làm được 1 việc tốt bạn có thể tặng bé một phiếu khen ngợi và sau mỗi tháng, bạn và trẻ sẽ cùng đếm những phiếu khen ngợi này để thấy rằng con đã tiến bộ như thế nào.
3. Không sử dụng bạo lực với trẻ
Không đòn roi, không đánh mắng, nhéo tai, bẹo má con trong khi chúng ta xây dựng kỷ luật tích cực cho trẻ. Hành động đánh mắng dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào cũng dễ gây cho trẻ tổn thương, lo sợ và bất an khi ở bên cạnh cha mẹ.
Hơn nữa, nếu lạm dụng bạo lực, trẻ sẽ trở nên khó bảo, lì đòn. Điều này sẽ khiến bạn bất lực hoàn toàn khi dùng những biện pháp giáo dục khác.
4. Thưởng nhiều hơn phạt
Nếu chúng ta đang dành thời gian để tiến hành các hình phạt với con khi chúng không ngoan nhiều hơn là để thưởng cho những cư xủ hợp lý, ngoan ngoãn thì có lẽ bạn nên xem lại cách giáo dục của mình.
Trong nhiều trường hợp bạn có thể lờ đi một vài lỗi nho nhỏ của trẻ và chú ý nhiều hơn đến những hành vi tích cực mà trẻ thể hiện.
5. Những quy tắc nên được viết theo cách tích cực
Cha mẹ phần lớn đều thiết lập kỷ luật cho trẻ dựa trên những điều “cấm làm” mà quên rằng chúng ta cũng cần xây dựng những điều “nên làm” cho trẻ.
Bạn vẫn có thể sử dụng “cấm làm” và “nên làm” một cách hiệu quả bằng việc sử dụng từ ngữ tích cực. Ví dụ bạn đề ra quy định : “Đi chơi cấm không được về nhà trễ” thì có thể sửa thành cách nói nhẹ nhàn hơn như: “Con đi chơi nhớ về nhà trước bữa ăn nhé” hoặc “con đi chơi nên về sớm nhé”.
Chính cách nói của bạn sẽ giúp trẻ mất khả năng chống đối và tự nguyện thực hiện một cách vui vẻ.
6. Hạn chế phê bình trẻ
Nếu chúng ta chú ý nhiều hơn đến khen ngợi thì tất nhiên phải giảm phê bình vì những hành vi chưa đúng đắn của trẻ. Bạn không nên lạm dụng phương pháp phê bình vì lâu dần sẽ khiến trẻ nhờn đi và nghĩ rằng bố mẹ lúc nào cũng thấy mình vô tích sự vậy thì việc gì phải cố gắng nữa.
Vì vậy, bạn nên nhớ rằng không ai hoàn hảo cả nên hãy nhẹ nhàng khuyên bảo và chấp nhận một số khuyết điểm của con để tránh mối quan hệ căng thẳng giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.
7. Bày tỏ sự yêu thương của mình với trẻ
Dù trẻ đang giận dỗi, tìm mọi cách để khiêu khích bố mẹ bằng những hành vi ngỗ ngược thì bạn cũng đừng nên nóng giận mà hãy nhẹ nhàng bày tỏ với trẻ rằng dù thế nào thì bố mẹ vẫn yêu thương con.
Chính tình yêu thương vô điều kiện ấy sẽ kết nối mọi sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái và con bạn sẽ cảm nhận được tình cảm mà bạn dành cho con để cư xử đúng với kỳ vọng của cha mẹ.
Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm từ google.com qua từ khóa: giúp trẻ sống kỷ luật.