Bài thơ Cầu vồng (Phạm Hổ)

Mục lục

Bài thơ Cầu vồng

Mưa nắng bắc cầu vồng
Ai đi đâu, về đâu?
Không thấy sông dưới cầu
Chỉ mênh mông đồng lúa.

Cầu vồng như dải lụa
Rực rỡ bảy sắc màu
Cầu chờ mãi hồi lâu
Không ai qua, biến mất…

Tác giả: Phạm Hổ

Bài thơ Cầu vồng của tác giả Phạm Hổ đã miêu tả hình ảnh nên thơ về chiếc cầu vồng 7 màu được mưa nắng bắc qua cánh đồng lúa mênh mông giống như một dải lụa rực rỡ.

Hình ảnh cầu vồng bảy sắc trên cánh đồng
Bài thơ Cầu vồng (Phạm Hổ): Mưa nắng bắc cầu vồng, Ai đi đâu, về đâu? Không thấy sông dưới cầu, Chỉ mênh mông đồng lúa. Cầu vồng như dải lụa, Rực rỡ bảy sắc màu, Cầu chờ mãi hồi lâu, Không ai qua, biến mất…

Tổng hợp các bài thơ hay về cầu vồng 7 màu:

Cầu vồng là gì?

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên, là sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa hoặc nước trong không khí. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Cầu_vồng

Các màu sắc của cầu vồng

Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Tại sao có cầu vồng?

Ánh mặt trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể nhìn thấy và chúng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ bởi các hạt nước trong không khí, các hạt mưa tạo thành các dải quang phổ mà mắt chúng ta nhìn thấy được. Cầu vồng có nhiều màu sắc là do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

4.7/5 (17 bình chọn)