Bổ sung acid folic để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi

Việc bổ sung acid folic truớc và trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ sinh con dị tật ống thần kinh và một số khuyết tật bẩm sinh khác như khe hở môi hàm và khuyết tật tim.

Thiếu sắt hay thiếu acid folic sẽ dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ, tăng nguy cơ sảy thai và biến chứng hậu sản như bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.

Các mẹ nên chủ động bổ sung acid folic bằng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày thay vì chờ đợi bác sĩ kê đơn. Dưới đây là những loại thực phẩm dồi dào acid folic, chị em đừng nên bỏ qua.

Mục lục

Đậu lăng

Đậu lăng có chung nguồn gốc là họ đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, đậu răng ngựa. Đậu lăng có khá nhiều màu, từ màu vàng, cam, đỏ… Nó khá dễ nấu, dễ ăn. Đặc biệt, ngoài cung cấp acid folic, đậu lăng gồm nhiều thành phần dinh dưỡng khác như sắt, chất xơ.

Rau có màu sẫm

Trong tiếng Anh, acid folic được viết là “folate” – bắt nguồn từ từ “foliage”, có nghĩa là “lá”, ám chỉ các loại rau xanh chứa nhiều vitamin. Do vậy, bà bầu ăn thật nhiều rau, vừa mát, vừa hạn chế táo bón lại bổ sung thêm lượng acid folic cần thiết, có lợi cho thai nhi.

Nước cam

Đang mùa nóng, uống nước cam để giải khát thì còn gì bằng. Nếu quá ngán với một món, các mẹ hãy biến tấu cam thành mứt cam, kem cam hay các món ăn Tây có sốt cam… vừa ngon vừa lạ miệng lại đạt được mục đích tăng acid folic trong người.

Nước cam giúp tăng lượng acid folic cho bà bầu.
Nước cam giúp tăng lượng acid folic cho bà bầu.

Măng tây

Loại thực phẩm này hơi khó kiếm ở Việt Nam, nhưng nếu tìm được chỗ mua, chị em tha hồ sáng tạo các món từ món mặn, món ngọt với măng tây. Các mẹ có thể kết hợp măng tây với nhiều nguyên liệu khác như đậu bạc hà, trứng sữa làm bánh pudding…

Đậu đỏ

Cái này thì gần gũi với Việt Nam mình quá, mua ở đâu cũng có. Trước khi nấu, cho đậu vào ngâm trong nước rồi ninh nhừ. Dù nấu chè hay các món khác thì đậu đỏ lúc nào cũng bùi bùi, lành tính lại thanh mát, các mẹ tha hồ tận hưởng, không lo đầy bụng.

Súp lơ

Ngoài sắt, vitamin C, beta carotene, sắt, chất xơ… súp lơ còn là một trong những thực phẩm chứa nhiều acid folic nhất. Xào, luộc, nấu cháo, làm bánh, chiên giòn… bất cứ món nào cũng ngon khi đi kèm súp lơ. Nó vừa cân bằng các nguyên liệu khác, và khiến cho các món bớt ngán, thêm vị.

Ngũ cốc

Để hấp thụ acid folic trong các loại ngũ cốc mà không tốn nhiều công sức chế biến, các mẹ hãy nên ăn bánh mì và các loại bánh quy làm từ chúng. Chị em nên kẹp thêm rau khi ăn, coi như một cách kết hợp chống ngán, lại tăng lượng acid folic cho khẩu phần ăn.

Hạt hướng dương

Chắc nhiều chị em hứng thú lắm với món tí tách này. Do tính linh động nên chị em có thể ăn hạt hướng dương khi đang thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, từ xem ti vi, đọc sách, nghe radio… Nó cũng cung cấp thêm canxi, sắt và chống rụng tóc nữa.

Quả bơ

Giống như cá hồi và quả óc chó, bơ giàu omega 3 quý giá, chất béo tự nhiên tốt cho tim mạch và phát triển trí não của bé. Giờ đây, có thêm một lý do nữa để yêu bơ, là acid folic. Cách đơn giản nhất để thưởng thức thứ trái cây ngon lành này là sinh tố, bơ dầm.

Cà chua

Vitamin C trong cà chua giúp bạn hấp thụ sắt tốt hơn. Nguyên liệu rẻ tiền này cũng cho các mẹ thêm lựa chọn để đảm bảo lượng acid folic cần thiết cho bé và mẹ. Nước ép cà chua hoặc cà chua trong các món ăn khác đều có giá trị, do vậy, chị em tha hồ đổi món.

5/5 (1 bình chọn)