Đừng để ăn uống là cơn ác mộng của trẻ

“Từ nỗi lo con thiếu hụt dinh dưỡng khi luôn ‘chống đối’ trong mỗi bữa ăn, giờ tôi đã yên tâm vì Bin khỏe mạnh và hoạt bát mà không cần phải ép con ăn như trước”, chị Thanh Hà, mẹ cu Bin ở TP HCM tâm sự.“Mẹ ơi, con đã ăn hết cơm rồi, chút nữa, mẹ cho con uống sữa nhá!”, nhìn Bin vừa bi bô nói vừa giơ cao cái bát con gấu đã hết sạch nhẵn cơm, chị Hà không dám tin. Chị cho biết,  3 tháng trước, khi ngồi vào bàn ăn, Bin còn là một đứa trẻ rất “sợ” ăn. Cháu cáu gắt, khóc lóc, la lối, phun thức ăn phèo phèo, vứt cả bát đũa xuống đất. Con càng không chịu ăn, chị càng khổ sở với nỗi lo con không đủ dưỡng chất thiết yếu, lại càng cố gắng dùng đủ mọi cách để con ăn thật nhiều để bảo đảm dinh dưỡng. Đánh vật với các bữa ăn của con mình suốt cả năm trời và chịu đựng biết bao áp lực: lời ra tiếng vào của bà nội cháu lẫn nỗi lo con mình ăn không no, ăn không đủ chất… Đã có lúc, chị nghĩ mình là người mẹ tệ nhất thế gian khi mỗi chuyện cho con ăn mà không thể làm tốt.

Đừng để ăn uống là cơn ác mộng của trẻ
Mẹ nên để bé được tự do lựa chọn món ăn yêu thích

Cơn “ác mộng” cho con ăn có lẽ sẽ vẫn còn kéo dài nếu chị Hà không tình cờ vào Facebook của một người bạn có con cùng độ tuổi và được chia sẻ về bí quyết giúp con có đủ dưỡng chất thiết yếu mà không cần phải ép con ăn. Các bí quyết này đơn giản đến mức khi mới nghe chị đã không tin nhưng khi áp dụng thử, chị nhận ra rằng cung cấp đủ dưỡng chất cho con không có nghĩa là phải cho con ăn thật nhiều. Chị muốn chia sẻ để những bà mẹ nào từng phạm sai lầm giống chị có thể sớm điều chỉnh để mỗi bữa ăn của hai mẹ con trôi qua vui vẻ và dễ chịu hơn. Con cũng sẽ tăng cân, tăng trưởng chiều cao và năng động, hoạt bát đúng như mẹ mong muốn.

Thứ nhất, mẹ đừng bao giờ ép trẻ ăn hết khẩu phần. Cũng như các bà mẹ khác, chị luôn mong con ăn thật nhiều, thật no nhưng trẻ có sức ăn của trẻ, không thể cố ép là được. Chúng ta càng ép, trẻ càng sợ và đâm ra chán ghét bữa ăn, vừa nhìn thấy thức ăn là đã chuyển đổi tâm trạng và biến bữa ăn trở thành “cuộc chiến” giữa hai mẹ con. Nếu trẻ không ăn hết bát, bạn hãy dẹp đi và bổ sung cho trẻ bằng bữa ăn phụ.

Thứ hai, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn tự do trong khuôn khổ. Chị thường bày ra đĩa cho con các món cơm, canh, rau, thức ăn mặn và để con tùy ý chọn món mình thích. Bữa ăn phụ cũng vậy, chị cho con lựa chọn giữa sữa chua, váng sữa và các loại trái cây khác nhau. Trẻ có khẩu vị riêng, món bạn thấy tốt chưa chắc trẻ đã thích nên hãy để trẻ tự chọn món ăn cho mình. Bạn chỉ cần lưu ý thay đổi thực phẩm thường xuyên để đa dạng nguồn dưỡng chất và kích thích con thử những món mới.

Thứ ba, bạn đừng quá lo lắng về việc cân bằng dinh dưỡng khi con tự chọn thức ăn và chỉ ăn lượng vừa đủ theo ý thích. Phần lớn trẻ đều thích sữa và chất dinh dưỡng trong sữa lại dễ dung nạp nên rất thích hợp để bổ sung thêm dinh dưỡng và vi chất cho trẻ. Với 3 ly sữa sau 3 bữa cơm mỗi ngày, chị Hà có thể yên tâm con được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện.

Đánh giá