Bài thơ Sen nở
Nước gương
Im sáng
Cá bơi
Im lặng
Chuồn chuồn
Soi bóng
Bé ngồi
Lặng ngắm
Từng cánh
Hoa sen
Hoa thấp
Hoa cao
Hoa trước
Hoa sau
Lấp ló
Nghiêng đầu
Rình xem
Sen nở
Bé chờ
Chờ xem
Từ từ
Khẽ mở
Trăm nghìn
Cửa lụa
Xinh tươi
Sáng hồng
Chỉ thấy
Im lìm
Đong đưa
Đong đưa
Hoa sen
Lặng đùa
Cùng rong
Cùng lá
Cùng cá
Cùng chim…
Chỉ nghe
Hương sen
Mặt hồ tỏa khắp
Chỉ nghe
Thơm mát
Gió hồ
Bay xa…
Bé về
Hỏi mẹ
Bé về
Hỏi cha:
– Ao gần
Ao xa
Giờ nào
Sen nở?
– Con ơi
Sen nở
Không như
Cửa sổ
Tay người
Mở ra
Dịu dàng
Sen nở
Nhẹ hơn
Hơi thở
Chậm hơn
Trăng đi
Mà sen
Nở đầy
Ao kia
Hồ nọ…
Con ơi
Sen nở
Như con
Lớn lên
Ngồi rình
Mà xem
Nào ai
Thấy rõ!
Chỉ biết
Sen nở
Và con
Lớn lên!
Tác giả: Phạm Hổ.
Theo thivien.net:
Làm thơ cho các em, Phạm Hổ cũng rất coi trọng vai trò của nhạc điệu. Ông viết: “Viết thơ cho các em bé, theo tôi, rất cần chú ý đến nhạc điệu. Nhiều khi các em nhớ được là nhờ nhạc điệu”. Nhạc điệu của thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ, vần và nhịp. Phạm Hổ thường hay sử dụng thể thơ hai, ba, bốn hoặc năm chữ.
Nhịp thơ ông thường ngắn, có giá trị miêu tả hiện thực. Chẳng hạn, nhịp 2/2 ở bài thơ Sen nở gợi tả những cánh sen đang từ từ hé mở: “Từ từ / Khẽ mở / Trăm nghìn / Cửa lụa / Xinh tươi / Sáng hồng…”. Bài Tàu dài lại gợi hình ảnh đoàn tàu nhiều toa, đang chuyển động một cách nhịp nhàng, đều đặn.
Bài thơ Hoa sen (Võ Quảng): Hoa sen sáng rực, Như ngọn lửa hồng, Một chú bồ nông, Mải mê đứng ngắm, Nước xanh thăm thẳm, Lồng lộng mây trời, Một cánh sen rơi, Rung rinh mặt nước